Lợi ích của tôm hùm với sức khỏe
Mọi thứ bạn cần biết về tôm hùm
Tôm hùm là một loại động vật có vỏ thường được chế biến bằng cách luộc hoặc hấp. Nó có thể được ăn như một món chính, thưởng thức như một món bánh sandwich, hoặc làm cho các món ăn thêm phong phú như mì ống, khoai tây nghiền và trứng Benedict.
Mặc dù khá nổi tiếng nhưng không phải lúc nào tôm hùm cũng được biết đến như một món ăn khá đắt đỏ. Vào thế kỷ 17, những người dân thuộc địa ở Massachusetts coi vỏ tôm hùm trong nhà là một dấu hiệu của nghèo đói và chỉ nuôi tôm hùm cho những người hầu của họ. Vào những năm 1940, người ta có thể mua một lon đậu nướng với giá 53 xu mỗi pound và tôm hùm đóng hộp với giá 11 xu mỗi pound.
Tôm hùm ngày nay được coi là một món ăn ngon, một phần vì người ta phát hiện ra rằng nấu tôm hùm sống làm cho nó ngon hơn hẳn cách giết chúng trước và nấu sau.
Dưới đây là các thông tin cơ bản và cần thiết về giá trị dinh dưỡng của tôm hùm để bạn có thể tham khảo khi bổ sung tôm hùm vào thực đơn và kết hợp các chế độ ăn phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình.
Thông tin nhanh về tôm hùm
- Tôm hùm là một nguồn cung cấp khoáng chất Selen tuyệt vời (một loại khoáng chất vô cùng tốt cho bà bầu và trẻ nhỏ), đồng thời cũng chứa axit béo omega-3.
- Có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tuyến giáp, trầm cảm và thiếu máu.
- Tôm hùm có thể đóng vai trò là nguồn cung cấp protein chính trong bữa ăn.
- Rã đông tôm hùm đông lạnh trong tủ lạnh, không phải ở nhiệt độ phòng.
Dinh dưỡng
Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một chén tôm hùm nấu chín có trọng lượng khoảng 145 gram (g) chứa:
- 129 calo
- 1,25 g chất béo
- 0 g carbohydrate
- 27,55 g protein
Thành phần tương tự cũng cung cấp:
- 3% nhu cầu vitamin A hàng ngày của một người
- 9% canxi hàng ngày
- 3% sắt hàng ngày
Tôm hùm là một nguồn cung cấp phong phú các chất Đồng, Selen đồng thời chứa Kẽm, Phốt pho, Vitamin B12, Magiê, Vitamin E và một lượng nhỏ axit béo omega-3.
Tôm hùm có chứa cholesterol. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng không phải tất cả hàm lượng cholesterol trong thực phẩm đều có hại cho cơ thể và lượng chất béo bão hòa có liên quan trực tiếp hơn đến việc tăng mức cholesterol có hại. Chất béo không bão hòa đa có thể giúp giảm mức cholesterol và nguy cơ đột quỵ và bệnh tim.
Mặc dù hàm lượng chất béo tổng thể của nó cao, tôm hùm không phải là một nguồn gây ra chất béo bão hòa đáng kể.
Lợi ích của tôm hùm với sức khỏe
Nhiều nghiên cứu cho rằng tiêu thụ nhiều cá và động vật có vỏ làm giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim đồng thời thúc đẩy mức cholesterol khỏe mạnh.
Cá và động vật có vỏ, như tôm hùm, đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp axit béo omega-3 là loại khoáng chất được tìm thấy trong rất ít thực phẩm.
100gr tôm hùm gai hoang dã được ước tính cung cấp 2000 đến 5000 miligam (mg) omega-3. Tôm hùm phía bắc phổ biến hơn cung cấp 2000 mg cho cùng cân nặng.
Mặc dù hàm lượng axit béo trong tôm hùm không cao nhất trong số các loài cá và động vật có vỏ, nhưng nó vẫn là một nguồn đáng kể chứa các chất dinh dưỡng quan trọng này.
Tôm hùm và bệnh tuyến giáp
Selen là một thành phần cần thiết giúp tuyến giáp khỏe mạnh. Nó có chức năng như một chất chống oxy hóa và cũng giúp tuyến giáp hấp thụ và chuyển hóa hormone.
Một phân tích tổng hợp đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh tuyến giáp về thiếu hụt selen đã ghi nhận những lợi ích khi tăng lượng Selen của họ, bao gồm cải thiện sức khỏe nói chung, tâm trạng được cải thiện và cải thiện chức năng tuyến giáp. Tôm hùm là một nguồn cực kỳ tốt giúp cung cấp Selen.
Lợi ích sức khỏe tâm thần
Theo Viện nghiên cứu về rượu và lạm dụng và nghiện rượu (NIAAA) của Viện sức khỏe quốc gia ở Bethesda, Hoa Kỳ, axit béo omega-3 cũng đã được chứng minh là làm giảm sự hung hăng, bốc đồng và trầm cảm ở người lớn.
Thiếu hụt Selen ở trẻ em cũng là một yếu tố môi trường có thể gây ra chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Một đứa trẻ được cung cấp đầy đủ lượng Selen cần thiết có thể giúp giảm nguy cơ mắc ADHD.
Thiếu máu
Đồng kết hợp với sắt để tạo thành các tế bào hồng cầu. Thiếu máu xảy ra khi bạn không có đủ hồng cầu hoặc hồng cầu không hoạt động đúng. Nó cũng có thể là một triệu chứng thiếu đồng.
Tiêu thụ đồng đầy đủ sẽ có lợi cho những người bị tất cả các dạng thiếu máu. Tôm hùm có một trong những hàm lượng đồng cao nhất trong bất kỳ loại thực phẩm nào.
Chế độ ăn
Trong khi tôm hùm có vẻ như là một món ăn đắt tiền và vương giả, thì ăn tôm hùm nấu chín không phải là cách duy nhất để đưa loại hải sản tuyệt vời này vào chế độ ăn uống của bạn.
Dưới đây là một số cách khác trong việc ăn tôm hùm.
- Sử dụng tôm hùm làm nguồn cung protein chính của bạn.
- Thêm tôm hùm vào mì ống hoặc các món cơm.
- Tôm hùm băm nhỏ để trộn salad.
- Làm bánh mì kẹp thịt tôm hùm.
Tránh nhúng tôm hùm bằng bơ rẻ tiền, đây là loại thường được phục vụ tại nhiều nhà hàng hải sản. Thay vào đó, hãy chọn một loại bơ chất lượng cao và sử dụng một cách tiết kiệm. Vắt thêm một quả chanh lên món tôm hùm của bạn để mang đến một hương vị ngon bùng nổ.
Các rủi ro có thể gặp khi ăn tôm hùm
Động vật có vỏ là một thực phẩm gây dị ứng phổ biến. Tránh ăn tôm hùm nếu bạn có tiền sử dị ứng động vật có vỏ.
Tôm hùm có thể chứa một lượng thủy ngân vừa phải cho nên có thể ăn tôm hùm tối đa sáu lần mỗi tháng. Đặc biệt, phụ nữ nên hạn chế ăn thực phẩm có khả năng thủy ngân cao nếu đang mang bầu.
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm, hãy mua tôm hùm tươi, hoặc cấp đông đúng cách ở nhiệt độ 4 độ C trở xuống. Nhặt tôm hùm vào cuối thời gian mua sắm của bạn để giảm thiểu thời gian tiếp xúc với nhiệt độ ấm hơn. Nếu tôm hùm có mùi khác thường, thì không nên ăn.
Khi mua tôm hùm đông lạnh, hãy chắc chắn rằng tôm được rã đông trong tủ lạnh, không phải ở nhiệt độ phòng, để vi khuẩn không có cơ hội phát triển. Tôm hùm nên được nấu đến nhiệt độ bên trong khoảng 70ºC.
Điều quan trọng cần lưu ý là chế độ ăn tổng thể là yếu tố quan trọng nhất để phòng bệnh và giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Tốt hơn hết nên ăn theo một chế độ ăn uống đa dạng hơn là tập trung vào một loại thực phẩm riêng biệt để có một sức khỏe tốt nhất.
0 Bình luận bài viết